Cảm biến vị trí bướm ga và những điều cần biết

Cảm biến vị trí bướm ga xe ô tô có nhiệm vụ điều chỉnh lượng nhiên liệu phù hợp với động cơ. Cảm biến TPS xảy ra lỗi sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của xe. Chính vì vậy người dùng cần thường xuyên bảo dưỡng xe ô tô để tránh các hư hỏng nặng

Cảm biến vị trí bướm ga là gì?

Cảm biến vị trí bướm ga giữ vai trò đảm bảo lượng không khí cần thiết từ đường ống nạp đi vào buồng đốt. Bộ phận này được lắp đặt trên thân bướm ga giúp giám sát và thu thập các dữ liệu về vị trí, tốc độ quay của động cơ xe

Cấu tạo cảm biến vị trí bướm ga

Cấu tạo cảm biến vị trí bướm ga

TPS có vai trò chính trong hệ thống quản lý nhiên liệu. Tín hiệu được tạo ra từ cảm biến TPS được gửi đến ECU hoặc ECM nhờ việc đo độ mở của cánh bướm ga để chuyển nhiên liệu thành hỗn hợp không khí, điều chỉnh thời gian phun nhiên liệu và góc đánh lửa phù hợp sau đó đi vào trong buồng đốt

Cấu tạo cảm biến vị trí bướm ga xe ô tô

Loại cảm biến tiếp điểm không tải sử dụng IDL và tiếp điểm công suất PSW để phát hiện động cơ xe đang làm việc ở trạng thái không tải hoặc tải nặng:

Sơ đồ mạch cảm biến vị trí bướm ga

Sơ đồ mạch cảm biến vị trí bướm ga

Khi van tiết lưu hoàn toàn đóng, tiếp điểm IDL bật và PSW tắt, ECU xác định động cơ đang ở chế độ không tải
Khi nhấn ga tiếp điểm IDL tắt tới khi van tiết lưu mở quá một điểm nhất định thì tiếp điểm PSW bật. ECU xác định động cơ đang chạy ở tình trạng tải nặng
 Loại cảm biến tuyến tính gồm 2 thanh trượt, 1 điện trở, các tiếp điểm cho tín hiệu IDL, VTA được đặt phía trên đầu mỗi thiết bị:
Khi tiếp điểm trượt dọc theo điện trở thì điện áp trên cực VTA sẽ tỷ lệ thuận với góc mở của van tiết lưu
Khi van tiết lưu hoàn toàn đóng tiếp điểm tín hiệu IDL được kết nối với các cực IDL và E2
Loại cảm biến phần tử Hall bao gồm IC được thiết kế từ các phần Hall, nam châm quay xung quanh. Các nam châm được đặt trên trục bướm ga:

Vị trí cảm biến bướm ga

Vị trí cảm biến bướm ga

Khi van tiết lưu mở các nam châm sẽ quay và bắt đầu thay đổi vị trí. Lúc này IC Hall phát hiện ra sự biến đổi trong từ thông và điện áp của các đầu nối VTA1, VTA2. Sau đó thông tin được truyền đến ECU dưới dạng tín hiệu mở van tiết lưu

Nguyên lý hoạt động cảm biến vị trí bướm ga

Nguyên lý hoạt động của cảm biến TPS dựa trên khả năng vận hành của biến thể trượt. Khi nhấn ga tín hiệu không tải bị ngắt kết nối và thiết bị theo chuyển động quay sẽ phát hiện giá trị điện áp cùng các dữ liệu liên quan
Cảm biến có hai biến trở sẽ phản hồi thông tin về hệ thống. Một trong hai biến trở tăng tuyến tính thì giá trị điện trở của van tiết lưu giảm xuống. Khi đó kết quả điện áp sẽ được chuyển đến ECU để phản ánh sự thay đổi của tốc độ và độ mở của bướm ga. Cảm biến vị trí bướm ga có khả năng hiệu chỉnh và làm xoay van tiết lưu một cách chính xác

Dấu hiệu lỗi cảm biến vị trí bướm ga

Mức tiêu hao nhiên liệu tăng
Đèn kiểm tra động cơ sáng
Động cơ hoạt động không ổn định

Cách kiểm tra cảm biến vị trí bướm ga

Bước 1: ngắt các kết nối với cảm biến TPS
Bước 2: nối đầu vào của cảm biến bằng điện áp +12V, đầu ra điều chỉnh tới bộ điều khiển tích hợp
Bước 3: dùng kẹp cá sấu đưa dây dẫn của cảm biến vị trí bướm ga ô tô vào giắc cắm phù hợp trên DMM, cài đặt thang đo thành 20.000 Ohm hoặc 20KOhm

Đo cảm biến vị trí bướm ga

Đo cảm biến vị trí bướm ga

Bước 4: kết nối dây dẫn thử nghiệm với đầu nối trung tâm, đầu ra bộ điện tử, dây dẫn còn lại với điện áp +12V hoặc -12V trên đầu nối cảm biến TPS
Bước 5: di chuyển bướm ga lần lượt trong toàn bộ phạm vi chuyển động từ đóng sang mở hoàn toàn và đồng thời quan sát các thông số kỹ thuật trên DMM
+ Nếu chỉ số tăng giảm đều và ổn định tức là cảm biến hoạt động bình thường
+ Nếu lỗi cảm biến vị trí bướm ga sẽ có sự thay đổi đột ngột, khi này cần tiến hành thay mới
Cảm biến TPS ảnh hưởng tới hiệu suất vận hành động cơ xe ô tô. Chính vì vậy chủ phương tiện nên thường xuyên kiểm tra, theo dõi và bảo dưỡng ô tô định kỳ để sớm phát hiện những hư hỏng đồng thời có biện pháp xử lý kịp thời khi lỗi cảm biến vị trí bướm ga

Huyndai Phố hiến là đại lý Ủy quyền chính thức tại Hưng Yên có trên 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh xe tô tô tải trung, xe tải nặng, xe khách.

Đánh giá
5.0
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%

Chia sẻ nhận xét về sản phẩm

Đánh giá và nhận xét

Gửi nhận xét của bạn

        Hỏi và đáp

        Gửi

        Sản phẩm nổi bật

        Không có dữ liệu

        Bài viết khác