Nguyên nhân xe không tự trả lái
Do áp suất lốp không đảm bảo
Áp suất lốp xe thấp hơn thông số tiêu chuẩn cho phép sẽ tạo ra ma sát lớn giữa lốp và bề mặt đường, vô lăng xe ô tô, xe tải sẽ nặng hơn và bị trả lái chậm. Ngoài ra nếu lốp xe ô tô, xe tải bị non hơi hoặc bị mòn cũng khiến cho vô lăng không thể tự trả lái, gây bất tiện cho người điều khiển và gây mất an toàn giao thông
Nguyên nhân vô lăng bị nặng
Thước lái xe tải bị lão hóa
Thước lái chính là một bộ phận liên kết giữa vô lăng và bánh trước của xe, giúp người điều khiển có thể lái xe theo hướng mong muốn. Khi thước lái gặp vấn đề hoặc hư hỏng vô lăng xe sẽ có các hiện tượng như
Vô lăng nặng, trả lái chậm do các bộ phận này có thể bị mòn sau thời gian dài hoạt động, khiến vô lăng bị cứng ngay sau khi khởi động xe
Thước lái hoạt động không ổn định là nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng rò rỉ dầu ở hệ thống trợ lực và các bộ phận khởi động
Có thể các bộ phận khác trong hệ thống lái bị mòn hoặc thước lái bị hư hỏng
Bơm trợ lực gặp vấn đề
Bơm trợ lực xe tải, ô tô đóng vai trò quan trọng trong việc tạo áp suất cho hệ thống trợ lực lái. Nếu bơm trợ lực xe bị hỏng hoặc ngừng hoạt động, người điều khiển thấy khó khăn trong việc bẻ lái, vô lăng bị nặng hơn bình thường nguyên nhân có thể là do bơm trợ lực bị mòn cánh bơm hay hở đường dầu tới thước lái
Áp suất lốp xe ô tô cũng là nguyên nhân xe không tự trả lái
Thiếu dầu trợ lực
Khi thấy hiện tượng xe không tự trả lái, chủ xe có thể kiểm tra lượng dầu trong bình, nếu xi lanh của bình chứa dầu trợ lực tay lái được làm bằng chất liệu nhựa trong sẽ dễ dàng quan sát thấy mức dầu còn lại bên trong bình
Nếu xi lanh chứa dầu trợ lực lái làm bằng kim loại hay các vật liệu nhựa đục, chủ xe có thể sử dụng que để thăm dầu. Qua đó có thể dễ dàng phát hiện lượng dầu trợ lực có đủ cho hệ thống lái hoạt động không
Nguyên nhân khác khiến xe không tự trả lái
Dây đai dẫn động của bơm trợ lực bị trùng, nứt hoặc hỏng khiến vô lăng bị sượng, khó đánh lái
Dây đai dẫn động bơm trợ lực hoạt động kém hiệu quả hoặc không sản sinh đủ công suất
Thước lái hở xéc măng xe khiến dầu tràn sang khoang bên, hoặc có thể do thanh dẫn lái bị khô mỡ làm cho khả năng bôi trơn kém dẫn đến trình trạng vô lăng trả lái chậm
Dây đai dẫn động bơm trợ lực hỏng
Cách khắc phục tình trạng xe không tự trả lái
Kiểm tra áp suất lốp thường xuyên
Nếu lốp xe bị xì hoặc hết hơi, áp suất lốp ở mức thấp chủ xe nên tiến hành bơm căng chỉ số PSI theo khuyến cáo của nhà sản xuất khoảng từ 20 đến 40 PSI, phổ biến nhất là mức 30 PSI để khắc phục tình trạng xe không tự trả lái
Hiện nay trên thị trường có nhiều mẫu xe tải được trang bị cảm biến áp suất lốp giúp người dùng dễ dàng đo lường, kiểm soát nhiệt độ và áp suất bên trong lốp xe, đảm bảo an toàn trong quá trình xe di chuyển
Thường xuyên kiểm tra thước lái định kỳ
Dầu trợ lực đóng vai trò quan trọng cho hoạt động của toàn bộ hệ thống xe. Hầu hết các nguyên nhân về vấn đề trợ lực lái đều là do rò rỉ hoặc dầu ở mức thấp. Chính vì vậy khi thấy tình trạng xe không tự trả lái, chủ xe nên kiểm tra bảng hiển thị dầu trợ lực và bổ sung hoặc thay mới nếu cần thiết
Bơm trợ lực bị hỏng là nguyên nhân xe không tự trả lái
Trường hợp nếu người lái thấy khó cân bằng xe, khi đánh vô lăng sang trái hay phải nhưng bánh xe vẫn không chuyển hướng nhanh cần đưa xe tải, ô tô tới các trung tâm uy tín để kiểm tra cân chỉnh
Yếu tố quan trọng nhất để tránh gặp phải tình trạng xe không tự trả lái là việc bảo quản, cân chỉnh, sửa chữa thước lái cần được thực hiện định kỳ 6 tháng một lần, giúp phát hiện sớm những hỏng hóc hay giảm thiểu sự cố
Kiểm tra bơm trợ lực
Đây là bộ phận dễ bị mòn cánh bơm, hở đường dẫn dầu tới thước lái hoặc do niên hạn sử dụng đã quá lâu, chủ xe cần kiểm tra và khắc phục bằng cách thay mới các bộ phận bơm trợ lực lái
Phương pháp xử lý tình trạng xe không tự trả lái cơ bản
⇒ Hàn gia công nếu lắp thân bơm trợ lực bị nứt vỡ
⇒ Sử dụng dụng cụ chuyên dụng để nắn lại trục bơm bị cong, vênh
⇒ Thay mới lò xo nếu hoạt động kém
⇒ Thay mới puly nếu bị nứt vỡ
⇒ Mài bằng bột ra mịn trên bàn máp nếu van bị mòn
⇒ Dùng khí nén vệ sinh và thổi sạch ống dẫn dầu bẩn hoặc tắc
⇒ Lòng thân bơm bị cào xước có thể mài lại hoặc thay roto mới đảm bảo khe hở thấp hơn hoặc bằng 0.025mm
⇒ Ống dẫn dầu bị thủng có thể hàn đắp và gia công lại
⇒ Thay mới vòng bi bị hỏng
Thiếu dầu trợ lực
Nếu gặp tình trạng vô lăng trả chậm, xe không tự trả lái trước tiên chủ xe nên tìm hiểu nguyên nhân chính xác để có cách khắc phục hiệu quả. Bên cạnh đó việc bảo dưỡng xe tải, ô tô định kỳ tại các trung tâm uy tín và việc làm cần thiết giúp phát hiện sớm các hư hỏng hay hiện tượng bất thường. Nhờ vậy có thể tăng tuổi thọ xe ô tô tốt hơn