Trợ lực lái ô tô là gì?
Trợ lực tay lái ô tô giúp cho việc đánh lái vô lăng trở nên dễ dàng hơn nhờ bổ sung thêm lực cần thiết thông qua việc tăng lực tác dụng lên vô lăng bằng trợ lực điện hoặc thủy lực
Trợ lực tay lái thủy lực
Phân loại trợ lực lái ô tô
Hệ thống trợ lực lái thủy lực
Cấu tạo
Bơm trợ lực
Van phân phối
Xi lanh trợ lực
Hộp cơ cấu lái
Thanh răng đánh lái
Phân loại
Trợ lực tay lái ô tô có van phân phối và xi lanh trong cơ cấu lái
Trợ lực có van phân phối và xi lanh trong đòn kéo
Trợ lực có van phân phối và xi lanh được bố trí riêng biệt
Nguyên lý hoạt động
Bơm trợ lực tiếp nhận công suất từ động cơ nhờ dây đai tạo ra áp suất dầu vừa đủ. Khi lái xe tải, ô tô đánh lái, van phân phối đưa áp suất dầu vào xi lanh làm cho piston thực hiện việc đẩy thanh răng theo hướng xoay của vô lăng
Sự chênh lệch áp suất giữa hai đầu của piston tạo ra lực đẩy giúp giảm bớt lực cho người lái tác động lên vô lăng. Bơm dầu nhận năng lượng từ động cơ xe nên hệ thống trợ lực lái ô tô chỉ hoạt động khi đã khởi động động
Ưu nhược điểm của trợ lực dầu
Ưu điểm
Người lái dễ dàng cảm nhận lực phản hồi được truyền lên vô lăng. Ngoài ra hệ thống trợ lực dầu ít bị hỏng hóc nên tiết kiệm chi phí bảo dưỡng
Nhược điểm
Khi xe di chuyển với vận tốc cao cần công suất lớn, áp lực dầu lớn lại khiến cho tay lái nhạy hơn mức cần thiết. Ngoài ra hệ thống trợ lực lái thủy lực có kích thước chiếm nhiều không gian. Khi duy trì trạng thái hoạt động liên tục của trợ lực lái ô tô này cũng gây mức tiêu hao nhiên liệu nhiều
Hệ thống trợ lực lái điện
Cấu tạo
Mô tơ điện
Cảm biến góc đánh lái
Cảm biến lực momen xoắn
Bộ điều khiển điện tử EPS ECU
Trợ lực tay lái điện
Nguyên lý hoạt động
Cảm biến góc đánh lái lắp tại vị trí trục lái có nhiệm vụ thu nhận thông tin từ vô lăng và liên tục đo góc đánh lái của vô lăng sau đó gửi tín hiệu đến bộ điều khiển điện tử ECU. ECU sẽ tính toán lực cần thiết và truyền một dòng điện thích hợp tới mô tơ điện. Lực được sinh ra từ dòng điện đẩy thanh răng xoay theo hướng đánh lái
Ngoài ra, ECU cũng thu thập thêm các thông tin về tốc độ xe qua cảm biến momen xoắn để điều chỉnh lực mô tơ điện để khi xe chạy càng nhanh thì vô lăng càng nặng nhờ vậy có thể đảm bảo độ an toàn khi người điều khiển đánh lái
Ưu nhược điểm của hệ thống trợ lực lái điện
Ưu điểm
Hỗ trợ người lái tùy theo điều kiện vận hành, ECU có thể tính toán chính xác lực vô lăng phù hợp nhất. Do hệ thống này hoạt động bằng cách dùng năng lượng từ mô tơ điện mà không phải từ động cơ nên khả năng tiết kiệm nhiên liệu tốt hơn. Kích thước trợ lực điện gọn nhẹ nên tối ưu không gian và trọng lượng của xe
Nhược điểm
Khi bị lỗi thường phải thay thế toàn bộ hệ thống, làm tăng chi phí sửa chữa. Ngoài ra hệ thống trợ lực điện giúp vô lăng quá nhẹ nên người lái khó cảm nhận đặc biệt là ở chế độ off road
Hệ thống trợ lực lái điện thủy lực
Cấu tạo trợ lực lái ô tô điện thủy lực
Có cấu tạo giống với trợ lực thủy lực, tuy nhiên được thêm mô tơ điện kết nối với các cảm biến và ECU
Nguyên lý hoạt động
Cơ bản giống với nguyên lý hoạt động của trợ lực lái thủy lực, lực đẩy thanh răng được tính toán và điều chỉnh linh hoạt nhờ được kết hợp với mô tơ điện, đảm bảo độ nặng nhẹ của vô lăng tùy theo điều kiện tải trọng và vận tốc xe
Trợ lực tay lái điện thủy lực
Ưu nhược điểm trợ lực lái điện thủy lực
Ưu điểm
Khả năng điều chỉnh lực quay của vô lăng linh hoạt tùy theo từng điều kiện vận hành. Người dùng có thể cài đặt các thông số như độ nhạy, góc đánh lái, tốc độ phản hồi của vô lăng. Ngoài ra ưu điểm của trợ lực lái ô tô này là mang lại cảm giác lái chân thực và khả năng tiết kiệm nhiên liệu tốt
Nhược điểm của hệ thống trợ lực tay lái điện thủy lực được cải thiện đáng kể, gần như không còn nhược điểm
Lỗi trợ lực lái ô tô thường gặp
Thiếu dầu trợ lực lái
Dây curoa bơm trợ lực lái hỏng
Bơm trợ lực hỏng
Van phân phối dầu hỏng
Lỗi trợ lực tay lái ô tô
Trợ lực lái là một bộ phận quan trọng của hệ thống lái ô tô. Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường chủ xe nên đưa tới các địa chỉ uy tín như đại lý xe tải Hyundai Hưng Yên để kiểm tra và khắc phục sớm. Bên cạnh đó các vấn đề như xe bị lệch tay lái, xe bị nhao lái cũng cần được khắc phục kịp thời để đảm bảo lái xe an toàn